Tôi muốn hỏi nhà tư vấn kiến trúc là tôi có thể mở cửa sau hướng ra ngoài được không, tức là hướng mở cửa là xoay ra ngoài thay vì xoay vào trong nhà, như vậy có hợp với phong thủy không và có kiêng kị gì? Cám ơn ban biên tập. (Bùi Nguyên Anh) Trả lời:
Cửa trong phong thuỷ là một trong ba vấn đề quan trọng nhất đối với ngôi nhà (cửa – bếp – phòng ngủ chủ nhà) vì đó là nơi khởi điểm và kết thúc sự luân chuyển khí của ngôi nhà. Tuy nhiên, bạn không phải lo lắng nhiều, vì trong phong thuỷ loại cửa cần chú ý nhất là cửa chính và yếu tố cần quan tâm nhất đối với cửa là hướng và vị trí chứ không phải là chiều mở cửa. Chiều mở cửa trong thực tế sử dụng có ý nghĩa quan trọng hơn vì nó liên quan đến vấn đề an ninh bảo vệ cho căn nhà của bạn. Theo phong thủy, khi bạn đã cố định vị trí cửa chính, vị trí các cửa khác sẽ phụ thuộc theo cửa chính nhằm tạo ra sự lưu thông và dẫn khí tốt nhất cho ngôi nhà. Cụ thể trong trường hợp này, bạn đang có khúc mắc về cửa đi phía sau. Vị trí của loại cửa này nên đặt ở góc chéo phía sau nhà so với vị trí cửa vào chính là tốt nhất (luồng sinh khí mới từ cửa chính sẽ lưu thông được nhiều nhất và đẩy các loại khí tồn trong ngôi nhà ra ngoài, đạt sự trao đổi khí tối ưu). Như vậy, sinh khí vượng, gia sản bền vững, sức khoẻ an khang. Ngược lại, nếu vị trí cửa sau thẳng với cửa chính thì sinh khí chóng thất thoát, phúc lộc không bền, tồn khí khó tan, sức khoẻ không tốt. Để hạn chế trong trường hợp này, cần thay đổi vị trí cửa hoặc làm bình phong, giả sơn hay làm tiểu cảnh, cây cối để chắn ở vị trí thông giữa hai cửa. Trong đời sống hàng ngày, đối với công trình thì hướng mở cửa lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Cụ thể trong trường hợp cửa đi tầng trệt, cửa mở ra ngoài sẽ không tốt cho người sử dụng bên trong về mặt quan sát và chủ động. Vì vậy, vấn đề cửa mở vào trong hay ra ngoài thì không ảnh hưởng gì tới việc kiêng kị về mặt phong thủy, miễn sao bạn cảm thấy phù hợp với tính chất và công năng cho ngôi nhà của mình. Phong thủy về bản chất là một khoa học nghiên cứu dựa trên những học thuyết và lý luận của Phương Đông (phần lớn là những học thuyết của Trung Hoa) nhằm đưa ra những giải pháp để tạo nên sự hài hoà giữa con người và môi trường thông qua sự vận hành của khí. Một ngôi nhà sau khi xây dựng sẽ hình thành nên một môi trường mới bên trong (vi khí hậu). Nếu môi trường này đạt được sự thông thoáng về không khí và ánh sáng, đem lại nhiều lợi ích về mặt sức khoẻ, tinh thần và sinh hoạt của người sống trong đó cũng chính là một môi trường sống tốt theo quan niệm của phong thủy. Liên Quan KhácCửa chính tránh đối diện cửa sauChọn vị trí hợp phong thủy cho phòng tắmCấm kỵ đặt bàn ăn đối diện nhà vệ sinhNên và không nên khi chọn vị trí đặt bếpNhững lưu ý khi bố trí cửa nhàBài trí phong thủy cho cửa chính và lối điTư vấn hướng đặt bếp cho nhà ởNhững kiêng kỵ khi xây bếpCó nên làm hàng rào bao bọc ngôi nhàSử dụng vật liệu gỗ cho người mệnh MộcNgười mệnh Mộc và nội thất gỗPhong thủy bố trí ban công nhà ởHóa giải cho nhà có nhiều góc vuông, góc xéoPhong thủy treo gương trong phòng ngủBố trí cửa đi nên tránh trực xung Cùng Danh MụcLựa chọn vật liệu làm nhà dựa theo khoa học phong thủyBố trí cửa trong nhà ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viênThiết kế gian áp mái hợp phong thủyBát cung trong phong thủy Chọn cây cảnh đặt ở ban công giúp bảo vệ nhà bạnÝ nghĩa các màu sắc sơn nhà theo phong thủyChọn vị trí đặt ti vi và máy tính hợp lý trong nhà ởCách bài trí đồ đạc theo tính cách, năng lực